Tái chế gỗ rác là quá trình biến gỗ phế thải thành các sản phẩm mới có thể sử dụng được. Trái đất đang phải đối mặt với sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng hơn do vấn đề rác thải gây ra. Điều này thúc giục mỗi chúng ta cần phải nhanh tay hành động để khắc phục tình trạng trên.
Greenotech India - Có rất nhiều lý do để tái chế gỗ. Tái chế gỗ là quy trình biến gỗ phế thải thành các sản phẩm mới có thể sử dụng được. Quy trình này được áp dụng ở nhiều nước vào đầu những năm 1990 và nó rất phổ biến ở Úc và New Zealand. Nhờ việc tái chế gỗ, chúng ta có thể sản xuất được các sản phẩm gỗ tái chế, gỗ nhân tạo,... thân thiện với môi trường.
Có một sự thật rằng. Trái Đất đang phải đối mặt với sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng hơn do vấn đề rác thải gây ra. Hiện nay, việc sử dụng gỗ tươi trong các ngành công nghiệp như giấy, bột giấy, ván ép, vận tải,... ngày một nhiều dẫn đến tình trạng rác thải từ gỗ ngày càng nghiêm trọng. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải nhanh tay hành động để khắc phục tình trạng trên. Và việc tái chế gỗ là cách thức hiệu quả giúp chúng ta tiết kiệm được nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên của Trái Đất.
Cây xanh có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Cây xanh cung cấp bóng râm, oxy, trái cây và các sản phẩm từ gỗ như giấy, đồ nội thất và nhà ở, v.v.
Trong thời đại công nghiệp hóa, phát triển kinh tế với tiêu chí thân thiện với môi trường, các sản phẩm từ gỗ đang được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Một ví dụ điển hình, Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng với cơ sở hơn 1,5 tỷ pallet được sản xuất mỗi năm và khoảng gần 5 tỷ pallet được sử dụng trên khắp đất nước.
Những năm gần đây, ngành công nghiệp gỗ dán và đồ nội thất đang phát triển từng ngày. Lĩnh vực đồ nội thất của Ấn Độ là khoảng Rs.120000 Cr. (20 tỷ USD) tạo công ăn việc làm cho hơn 300.000 người, ngành này có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 30%. Ngành Gỗ và Công nghiệp chế biến gỗ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định hình sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Ấn Độ. Đây là một trong những ngành then chốt có tiềm năng phát triển cao vì Ấn Độ là một trong những nước sử dụng gỗ lớn ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Ví dụ ngành công nghiệp ván ép của Ấn Độ xấp xỉ Rs.7000 cr. và ngành công nghiệp đang phát triển với tốc độ nhanh 10-20% mỗi năm. Tại Ấn Độ, khoảng 600 đến 700 đơn vị sản xuất và chế biến gỗ hiện đang hoạt động trên khắp đất nước. Ngành xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Ấn Độ đạt 453 triệu USD trong giai đoạn 2010-11, tăng trưởng 20% so với năm ngoái. Theo các chuyên gia, con số này đã lên tới 600 triệu đô la Mỹ vào năm 2020. Ngay cả nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Ấn Độ đã tăng từ 500 triệu đô la lên 2,7 tỷ đô la hàng năm trong thập kỷ qua, kỷ lục là năm 2013 với 54 triệu USD.
Tái chế gỗ có rất nhiều lợi ích. Ví dụ, việc lát sàn gỗ trong nhà hoặc văn phòng không chỉ đẹp mà nó còn giúp giữ nhiệt. Nhưng nếu ván sàn đó được làm từ gỗ phế thải tái chế thì nó không chỉ đẹp mà còn có giá thành rẻ. Một lợi ích khác của gỗ tái chế là thân thiện với môi trường.
Quy trình tái chế gỗ (Nguồn: Ironwood)
Một trong những lợi ích tốt nhất của gỗ tái chế mà mọi người thường không nhận ra được, đó là hầu hết các loại gỗ tái chế có độ cứng và chất lượng hơn hẳn hơn gỗ mới. Khi chúng ta sản xuất gỗ, chúng ta cần gỗ tươi và trước khi sử dụng, gỗ đó sẽ được đưa vào lò sấy để làm khô độ ẩm bên trong gỗ nhưng nó không thể loại bỏ được độ ẩm hoàn toàn. Với gỗ tái chế, bạn có thể chắc chắn rằng độ ẩm gần như bằng không vì nó đã khô trong một thời gian dài, do đó chúng rất cứng và chắc chắn. Gỗ tái chế có ưu điểm là độ ẩm ít hơn khoảng 20% so với gỗ nguyên sinh khoảng 60% đến 70%. Độ ẩm thấp hơn cũng có nghĩa là độ bền cao hơn. Vì vậy khi tái chế gỗ, chúng ta có thể giảm chi phí nguyên liệu thô cũng như chi phí vận hành.
Tái chế gỗ có lợi hơn cho các nhà máy sản xuất tấm ván để sản xuất ván dăm, ván sợi. Việc tái chế gỗ phế thải giúp giảm thiểu chất thải gỗ và tiết kiệm tài nguyên gỗ, thân thiện với môi trường hơn.
Một trong những lợi ích lớn nhất của việc tái chế gỗ phế thải là giảm không gian bị chiếm dụng bởi gỗ rác thải trong các bãi chôn lấp.
Như chúng ta biết, thực vật, cụ thể là cây rừng là một nguồn tài nguyên có thể tái tạo, nhưng trên toàn thế giới, diện tích rừng đang bị giảm đi đáng kể và tỷ lệ sử dụng gỗ hiện nay không bền vững. Hàng ngàn tấn gỗ phế thải có sẵn xung quanh chúng ta và chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng được nguồn tài nguyên dồi dào vô giá này.
Green-O-Tech India cũng là một ví dụ điển hình của loại công ty giúp ngành công nghiệp Ấn Độ áp dụng sáng kiến xanh tái chế gỗ phế thải. Hiện tại Green-O-Tech India đã liên kết với 7 công ty công nghiệp của Ấn Độ để tái chế gỗ và Green-O-Tech India tái chế 500 tấn gỗ trong một tháng. Ở Ấn Độ, nhận thức về tái chế gỗ gần như bằng không, thậm chí các ngành công nghiệp khác cũng không mấy quan tâm đến.
Việc tái chế gỗ phế thải giúp chúng ta có thể làm giảm lượng chất thải được đưa đến các bãi chôn lấp, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, giúp bảo vệ Trái Đất, mái nhà chung của chúng ta.
Trân trọng, Fomex Group. Liên hệ: 0878034666 - 0879034666