Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 7 năm 2021 đạt 1,33 tỷ USD, tăng 17% so với tháng 7 năm 2020. Trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,58 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến đạt 7,45 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 7 năm 2021 đạt 282,7 triệu USD, tăng 35% so với tháng 7 năm 2020. Trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,83 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2020. Cuộc họp trong Ban chấp hành VIFOREST diễn ra vào sáng ngày 25/8/2021 tới sẽ tập trung vào bàn các giải pháp cải thiện tình hình đứt gãy chuỗi cung như hiện nay để duy trì sản xuất; Các giải pháp phục hồi của ngành khi dịch bệnh được được kiểm soát trở lại; Đánh giá những thay đổi của thị trường đầu ra/phản ứng của người mua hàng đối với nguồn cung từ Việt Nam hiện tại và trong tương lai và các nội dung khác. Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Malaysia đang rất khả quan, nhưng theo nguồn thesundaily.my, các công ty sản xuất đồ nội thất nước này phải ngừng hoạt động do lệnh giãn cách xã hội kéo dài để ngăn chặn dịch Covid-19. Ngành công nghiệp nội thất của Malaysia đã thiệt hại khoảng 1,6 tỷ RM (tương đương 377 triệu USD) kể từ khi lệnh tăng cường kiểm soát di chuyển và các nhà máy bị cấm hoạt động từ ngày 1/6/2021. Theo ước tính, ngành công nghiệp đồ nội thất của Malaysia có thể mất khoảng 1 tỷ RM/ tháng (tương đương 236 triệu USD/tháng) nếu tình trạng giãn cách không được cải thiện. Lệnh giãn cách khiến các nhà sản xuất không thể đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng, dẫn tới tình trạng khách hàng buộc phải huỷ đơn đặt hàng và chuyển sang mua đồ nội thất từ các quốc gia khác. Điều này tác động tiêu cực tới các nhà sản xuất đồ nội thất của Malaysia. Có khoảng 3.500 doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất ở Malaysia, trong đó 85% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng giãn cách kéo dài sẽ khiến các doanh nghiệp này đóng cửa. Tại Thông báo số 3330/TB-CHHVN ngày 16/8/2021 của Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao Thông vận tải) thông báo kết luận của Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Hoàng Hồng Giang và Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Thanh Hải tại cuộc họp trực tuyến về việc tăng giá cước vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và rà soát các khó khăn, vướng mắc trong vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trong thời gian dịch Covid-19 nêu rõ yêu cầu ác hãng tàu thực hiện nghiêm quy định về việc công khai, niêm yết giá cước. Cụ thể, Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu các hãng tàu tiếp tục thực hiện nghiêm quy định về việc công khai, niêm yết giá cước vận tải, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận tải trên trang thông tin điện tử theo quy định Nghị định số 146/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 quy định về việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển và các văn bản hướng dẫn của Cục Hàng hải Việt Nam.