Ván bóc là những tấm gỗ mỏng được bóc ra từ những khúc gỗ tròn, tại Việt Nam hiện nay, ván bóc được sử dụng phổ phiến trong ngành công nghiệp sản xuất ván ép. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những điều thú vị về ván bóc nhé!
Ván bóc (hay còn gọi là ván độn, ván lạng, ván veneer,...) là những lớp gỗ được lạng (bóc) từ gỗ tự nhiên. Kích thước những lớp gỗ này khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và kích thước của gỗ tự nhiên tại từng nơi. Sau khi được lạng (bóc) bằng máy bóc gỗ chuyên dụng, chúng được phơi, sấy khô và lưu trữ, sẵn sàng cho quá trình sản xuất.
Hiện nay, ván bóc đang là nguyên liệu chính và cũng là nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất gỗ ép dùng trong các lĩnh vực nội thất và đóng gói.
Ván bóc gỗ keo (nguồn: Fomex Group)
Ván lạng được sản xuất bằng cách bóc những thân cây hoặc khối gỗ lớn đã được cắt theo kích thước có sẵn thành những lạng mỏng có độ dày mỗi tấm khoảng từ 0,3 đến 0,6 mm.
Tùy từng loại dao bóc, góc đặt dao và phương pháp bóc mà sẽ ra được những mặt vân gỗ tự nhiên khác nhau.
Dao bóc ván lạng
Hiện nay, có các phương pháp bóc ván chính được sử dụng như sau:
Khúc gỗ được bổ làm đôi và sau đó được lạng từ đỉnh theo đường thẳng ngang, song song với đường kính qua tâm khúc gỗ và tiếp tuyến với các vòng sinh trưởng.
Khúc gỗ được bổ thành bốn phần, và mỗi phần khúc gỗ được được lạng mỏng theo hướng xấp xỉ vuông góc với các vòng sinh trưởng. Điều này thường tạo ra một loại ván mỏng có vân gỗ dọc tương đối đồng đều.
Phương pháp này phù hợp với các loại gỗ Sồi. Loại gỗ như vậy thường có các tia đâm ra từ khúc gỗ giống như các mũi gai của bánh xe. Khúc gỗ được bổ thành bốn phần, sau đó được cố định trên máy bóc gỗ, lạng một đường cong cong như trong hình. Phương pháp này cho ra những vân gỗ song song.
Khúc gỗ được gắn lệch tâm trong máy bóc. Các ván lạng được bóc từ từ lần lượt theo hình khuyên qua các vòng sinh trưởng của gỗ, tạo ra ván lạng có đường vân mang đặc điểm của cả hai phương pháp bóc tròn đồng tâm và bóc từ đỉnh.
Với phương pháp này, khúc gỗ được quay tròn ngược lại với hướng dao. Khi hoạt động, khúc gỗ được bóc liên tục, ván bóc thành phẩm ra liên tục cho đến khi đường kính của khúc gỗ đạt giá trị tối thiểu của máy bóc. Vân gỗ sẽ không được như mong muốn vì ván lạng được bóc đồng tâm với vòng sinh trưởng của gỗ. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho ngành sản xuất ván ép plywood. Như vậy, mỗi phương pháp bóc lại tạo ra một loại ván lạng có đặc điểm khác nhau.
Trong lịch sử, ván lạng được sản xuất ra bằng cách cưa xẻ khúc gỗ. Từ thời Ai Cập cổ đại, họ đã sử dụng ván lạng của loại gỗ đắt tiền và quý hiếm để sản xuất đồ nội thất hay quan tài của họ thay vì chỉ sử dụng loại gỗ re tiền. Trong suốt Đế chế La Mã, người La Mã cũng sản xuất ván lạng với số lượng lớn. Nhưng việc cưa xẻ gỗ này gây lãng phí tài nguyên gỗ tự nhiên. Nhờ sự phát triển của công nghệ, kĩ thuật hiện đại, máy bóc ván ra đời, là động lực lớn đưa ngành ván ép phát triển.
Máy bóc ván lạng đồng tâm điện tử hiện đại
Một trong những ưu điểm chính của việc sử dụng ván lạng là giúp tiết kiệm gỗ nguyên liệu trong sản xuất.
Ví dụ:
Cùng là một khúc gỗ nhưng nếu chúng được xẻ ra thành các thanh gỗ dày, ván được xẻ ra mỏng nhất cũng phải khoảng 3 mm do độ dày của lưỡi cưa, nhưng nếu được bóc, ván lạng có thể đạt đến độ dày 0.6mm.
Tùy thuộc vào quy trình sản xuất ván lạng của từng nhà sản xuất, rất ít gỗ bị lãng phí. Nhờ đó, sản lượng của gỗ nguyên liệu tăng lên đáng kể, giúp tiết kiệm tài nguyên gỗ, bảo vệ môi trường.
Thay vì khai thác nguồn gỗ nguyên sinh đến cạn kiệt, việc quy hoạch và khai thác rừng trồng phục vụ sản xuất lâm nghiệp một cách khoa học sẽ giúp bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh và mái nhà chung Trái Đất của chúng ta.
Trong khi gỗ nguyên khối có thể dễ bị cong vênh hoặc nứt nẻ, thì đồ gỗ được sản xuất bằng ván lạng lại khá chắc chắn, ít bị cong vênh và bị vỡ. Chính vì vậy, một số dự án xây dựng phải dùng ván lạng mà không thể dùng bằng gỗ xẻ rắn, là do gỗ nguyên khối dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm.
Gỗ bị cong vênh
Trên đây là bài viết tìm hiểu về ván bóc. Mong rằng bài biết mang lại cho các bạn những thông tin kiến thức hữu ích. Nếu các bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì hãy để lại bình luận dưới bài viết này để Fomex có thể tư vấn giải đáp cho các bạn nhé.
Trân trọng, Fomex Group Liên hệ: 0878 034 666 hoặc 0879 034 666