Ván bóc là nguyên liệu chính để sản xuất ván ép. Mỗi loại ván bóc khác nhau sẽ cho ra sản phẩm có chất lượng, mẫu mã khác nhau. Chất lượng của ván bóc sẽ phụ thuộc vào chất lượng gỗ. Vậy những loại gỗ nào sử dụng chủ yếu trong sản xuất ván bóc. Hãy cùng Fomex tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ở bài viết trước, Fomex đã cung cấp cho các bạn những kiến thức khái quát về phương pháp sản xuất và ứng dụng của ván bóc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những loại gỗ chuyên dùng để sản xuất ván bóc.
Trước đây, nguyên liệu sản xuất ván lạng thường là các loại gỗ rừng như gỗ óc chó, gỗ sồi. Sau đó, để đa dạng mẫu mã, chất liệu sản phẩm và hạn chế khai thác gỗ quý hiếm, các loại gỗ trồng hay gỗ cây ăn quả cũng được làm nguyên liệu để sản xuất ván bóc. Những loại gỗ này có nguồn nguyên liệu khá dồi dào, dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh, giá thành rẻ lại dễ chế biến và đem lại hiệu quả kinh tế cao nên chúng khá được ưa chuộng. Hiện nay, trên thị trường, các loại ván lạng phổ biến là ván bóc cao su, ván bóc bạch đàn, ván bóc gỗ keo, ván bóc gỗ thông, ván bóc gỗ tràm, ván bóc xoan đào.
Nhắc đến cao su, mọi người thường chỉ nghĩ tới việc lấy mủ để phục vụ sản xuất nệm, lốp xe… Tuy nhiên, cây cao su sau khi được khai thác lấy mủ xong, thân gỗ sẽ là nguyên liệu để sản xuất ván bóc cao su.
Gỗ cao su có đặc tính dày dặn, thớ to dễ chế tạo, bắt đinh ốc vít tốt, gỗ không cong vênh, tính đàn hồi tốt, kháng mối mọt và kháng sâu. Màu sắc của ván lạng cao su cho màu ánh vàng đến màu xám, sáng đến nâu nên rất thích hợp để làm đồ nội thất bàn ghế.
Tuy nhiên ván bóc cao su có nhược điểm là có thể bị giãn nở vì nhiệt hoặc vì độ ẩm.
Cây bạch đàn thích nghi được với những nơi cằn cỗi, nghèo chất dinh dưỡng, điều kiện khắc nghiệt nên rất dễ trồng, thời gian tăng trưởng ngắn nên chỉ sau 5-7 năm là có thể khai thác. Loại gỗ này khá cứng, chắc và nặng. Tuy nhiên gỗ bạch đàn mau khô, dễ bị cong vênh.
Bạch đàn khá cứng, chắc và nặng, nhưng không có khả năng kháng sâu ở tâm gỗ và dễ bị côn trùng tấn công.
Gỗ keo là một loại cây dễ trồng và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Được trồng đại trà nên nguồn nguyên liệu gỗ keo tương đối ổn định. Nếu như trước đây, gỗ keo thường chỉ được biết đến là nguyên liệu chính của ngành giấy, thì ngày nay gỗ keo còn được ứng dụng khá nhiều trong ngành công nghiệp ván ép. Ván bóc gỗ keo có độ cong vênh thấp hơn so với các loại gỗ tạp khác, độ bền cơ học dẻo dai.
Ván bóc gỗ keo mang lại giá trị kinh tế rất tốt vì giá thành ván bóc gỗ keo rất hợp lý, cạnh tranh nhưng chất lượng không hề thua kém so với các loại ván bóc gỗ tự nhiên hay các loại gỗ ngoại nhập khác.
4. Ván bóc gỗ thông
Cây thông vốn là loại cây thân gỗ lớn thường mọc ở vùng có khí hậu ôn đới. Loại cây này có tốc độ tăng trưởng rất tốt, cây thẳng đứng, thân tròn đều nên rất dễ cho việc khai thác cửa xẻ và chế biến.
Gỗ thông có khả năng chịu lực tốt, ốc vít, đinh, keo có độ bám cao. Gỗ cũng dễ nhuộm màu và đánh bóng. Loại gỗ này cũng tương đối dễ làm khô, không biến dạng và vân gỗ rất đẹp nên khi đánh bóng sẽ rất bóng và bắt mắt.
Ván gỗ thông cho vân đẹp, nhiều màu sắc, dễ gia công tạo ra các vật dụng mà giá thành không quá cao. Ván có nhựa ở trong nên có tác dụng chống mối mọt, kháng sâu và ít hút ẩm. Chính vì vậy, ván lạng gỗ thông đang là một trong những sự lựa chọn hàng đầu để làm nguyên liệu sản xuất đồ nội thất.
Ván bóc tạp rừng là tên gọi chung của các loại ván bóc được bóc ra từ các loại gỗ như bạch đàn, bồ đề, keo, gỗ dầu, xà cừ, gỗ mỡ... Sau đó chúng được phơi sấy khô và lưu trữ để dùng cho sản xuất ván ép. Sản phẩm này còn thường được dùng để ép lên bề mặt trên cùng của gỗ công nghiệp tạo ra một sản phẩm gỗ ván ép hòa chỉnh.
Với mỗi loại gỗ tạp rừng khác nhau sẽ có độ lớn và đặc tính khác nhau. Ván lạng tạp rừng vẫn giữ được các đặc tính tốt của loại gỗ đó, nhưng có ưu điểm hơn đó là sự phong phú, đa dạng trong chủng loại, tính thẩm mỹ cao. Các loại gỗ tạp rừng đa dạng cho ra nhiều tấm ván có kích thước độ dài và đường vân gỗ đẹp mắt.
Trên đây là một số loại gỗ để sản xuất ván bóc. Hy vọng bài viết có ích cho quý khách. Khách hàng có nhu cầu xin liên hệ với Fomex qua đường dây nóng 0878 034 666 để biết thêm chi tiết.
Trân trọng,
Fomex Group.